Lưu trữ cho từ khóa: quay về tuổi thơ

Review sách Cảm ơn người lớn: Nếu quay về tuổi thơ, chúng ta sẽ nhìn người lớn như thế nào ?

“Cảm ơn người lớn” cho chúng ta hòa mình vào không khí của tuổi thơ để nhẹ lòng đi một chút, rồi suy nghĩ về những người lớn của ngày đó, thêm yêu thương hơn những người xung quanh mình, và cả chính mình của hiện tại.

—-

Sơ lược về “Cảm ơn người lớn”

Bìa sách

Bìa sách khá là đáng yêu như một tấm thư nhỏ từ quá khứ gửi đến hiện tại cho tác giả. Bên trong là những người bạn của những năm ấu thơ. Phía trên tác giả có để một đoạn trích trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”:

Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em.

Tôi viết cho những ai từng là trẻ em.

– Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Bìa sách Cảm ơn người lớn (Ảnh: Rối).
Bìa sách Cảm ơn người lớn (Ảnh: Rối).

Tác giả

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh là tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực văn học Việt Nam. Ông là một nhà văn, nhà thơ, bình luận viên. Và ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ. Các tác phẩm của ông đều được đông đảo độc giả đón nhận. Nhiều tác phẩm còn được chuyển thể thành phim.

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh (Ảnh: Rối).
Tác giả Nguyễn Nhật Ánh (Ảnh: Rối).

Mục lục

Cảm ơn người lớn” bao gồm 19 chương, kể về những câu chuyện thuở bé của chính tác giả, với góc nhìn là người lớn ở hiện tại. Chúng ta có thể vừa hòa mình vào không khí vô lo vô nghĩ của trẻ thơ, vừa lắng nghe được những tâm tư tình cảm của tác giả. Đặc biệt là lòng bao dung đối với những người lớn ngày ấy và cả bây giờ.

Mục lục "Cảm ơn người lớn" (Ảnh: Rối).
Mục lục “Cảm ơn người lớn” (Ảnh: Rối).

Những câu nói hay trong “Cảm ơn người lớn”

Đủ

Kể về những mơ ước lúc nhỏ, tác giả đã nói một câu như thế này:

Trẻ con chẳng có mơ ước gì cao xa. Nhờ vậy bọn trẻ không có nhiều khổ não, thất vọng hay bất đắc chí như người lớn.

– Cảm ơn người lớn

Đúng là đôi khi chúng ta kỳ vọng quá nhiều nên rồi mới thất vọng. Nhưng tác giả cũng giải thích thêm về kỳ vọng cũng là cách chúng ta tiến về phía trước. Và là người lớn thì đâu ai muốn bỏ lại phía sau. Dù biết là “biết đủ thì ắt thấy đủ, còn đợi cho đủ sẽ chẳng bao giờ thấy đủ”.

Chỉ có một điều là thế giới của người lớn và trẻ con khác nhau rất nhiều. Khi nhìn được bầu trời cao rộng hơn thì liệu chúng ta có thể dừng chân chỉ tại một điểm để ngắm nhìn.

Biết đủ thì ắt thấy đủ (Ảnh: Rối).
Biết đủ thì ắt thấy đủ (Ảnh: Rối).

Kiếp người

Trẻ con cũng chứng kiến sự mất mát nhưng sẽ xa vời hơn và rồi cũng sẽ nhanh quên.

Còn người lớn, sự mất mát ấy ngày một gần hơn, nhiều hơn và đôi khi quá sức chịu đựng.

Không chỉ là về mặt thể xác mà có lúc là về mặt tinh thần.

Chúng ta có thực sự đang “sống” hay chỉ như tác giả nói, chúng ta “đang từng ngày lê bước để hoàn tất hành trình một kiếp người”.

Chúng ta đang sống hay tồn tại (Ảnh: Rối).
Chúng ta đang sống hay tồn tại (Ảnh: Rối).

Hôn nhân

Tình yêu, hôn nhân qua góc nhìn của một đứa trẻ có lẽ là màu hồng hơn. Còn với người lớn đôi khi cần thêm rất nhiều lý trí. Không đơn giản chỉ là một cái gật đầu.

Liệu chúng ta rồi sẽ hạnh phúc hay hối hận với quyết định của mình (Ảnh: Rối).
Liệu chúng ta rồi sẽ hạnh phúc hay hối hận với quyết định của mình (Ảnh: Rối).

Và khái niệm “sợi dây hôn nhân” của tác giả khiến mình ấn tượng:

Khi nào người đàn ông hoặc người phụ nữ còn nhìn hôn nhân dưới dạng một sợi dây thì lúc đó họ vẫn còn cảm thấy bị xích xiềng.

– Cảm ơn người lớn

Có lẽ thứ xiềng xích hay ràng buộc chúng ta đôi khi chỉ là suy nghĩ của chính chúng ta.

Hôn nhân hạnh phúc hay không một phần phụ thuộc vào góc nhìn của chính chúng ta (Ảnh: Rối).
Hôn nhân hạnh phúc hay không một phần phụ thuộc vào góc nhìn của chính chúng ta (Ảnh: Rối).

Tội nghiệp người lớn

Chắc ai cũng đã từng trách một người lớn nào đó trong thuở ấu thơ của mình. Nhìn ở một góc độ bao dung như tác giả, mỗi người lớn đều có một gánh nặng trong lòng.

Đúng thực là chưa trải qua thì chúng ta khó có thể thấu hiểu được. Như cuộc đời này vậy, đến một độ tuổi nào đó, chúng ta lại khác đi, chúng ta lại nhìn một số người trong quá khứ ở một góc nhìn khác trước đây.

Ai cũng có một nỗi niềm riêng. Chúng ta chỉ nhìn họ qua lăng kính của bản thân mình. Vậy nên, đừng buông lời phán xét bất kỳ ai.

Kể cũng tội nghiệp những người lớn (Ảnh: Rối).
Kể cũng tội nghiệp những người lớn (Ảnh: Rối).

Lời kết

Cảm ơn người lớn” nhìn người lớn ở một góc nhìn bao dung hơn, nhẹ nhàng hơn, yêu thương hơn.

Ẩn sâu mỗi câu chuyện là những quan điểm về đời người, sâu sắc và lắng đọng.

Những câu truyện hài hước có, đáng yêu có và sâu sắc cũng có. Lại thêm một vé về tuổi thơ và cả vỗ về chính chúng ta của hiện tại.

Yêu thương thật nhiều.

-Rối-

—-

Đặt sách tại:

Xem thêm các bài viết liên quan nhé:

—-